(Trích Quy ước xây dựng tộc văn hóa - Tộc Nguyễn Công)
Đối với dòng tộc:
1. Tôn trọng đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”; giữ gìn và phát phát huy truyền thống tốt đẹp của Tổ tiên; không làm gì ảnh hưởng đến thanh danh của dòng tộc, trái với pháp luật Nhà nước; quyết tâm xây dựng tộc họ vững mạnh.
2. Tri ân công đức hiền nhân; tỏ lòng hiếu nghĩa trong việc giữ gìn, tôn tạo Từ Đường, mồ mã Tổ tiên; dâng hương, tưởng niệm Tổ tiên trong các ngày lễ, Tết, giỗ, chạp...
3. Có tinh thần trách nhiệm cao trong việc tham gia sinh hoạt, hội họp; có ý thức đóng góp tinh thần, vật chất cho những công việc cần thiết theo quy định của Hội đồng gia tộc.
4. Đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau “Lá lành đùm lá rách”, cùng nhau “Chia ngọt, xẻ bùi”; phấn đấu trong tộc không có hộ đói nghèo.
5. Xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài để giúp đỡ con cháu trong tộc họ gặp khó khăn, khen thưởng động viên kịp thời con cháu học giỏi hoặc thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp...
Đối với gia đình:
6. Kính trọng ông bà, cha mẹ; vợ chồng, anh em, con cháu phải tôn trọng, yêu thương, hòa thuận; chăm lo xây dựng kinh tế gia đình vươn lên làm giàu chính đáng, đúng pháp luật; phấn đấu đạt gia đình văn hóa.
7. Tu dưỡng và rèn luyện nhân cách; có ý thức tiến thủ vươn lên nâng cao trình độ học vấn; duy trì thuần phong mỹ tục, xóa bỏ hủ tục lạc hậu; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh tiến bộ.
Đối với xã hội và Nhà nước:
8. Nâng cao đức tính “Cần, kiệm, liêm, chính”, yêu quê hương, đất nước và lòng tự hòa dân tộc; thực hiện quyền và nghĩa vụ của một người công dân...
9. Giữ mối quan hệ bình đẵng, mật thiết với các tộc họ lân cận, quan hệ xã hội phải lịch thiệp, khiêm tốn; tích cực tham gia mọi công tác xã hội tại địa phương; xây dựng làng xóm văn minh.
Người dịch: LÊ HỒNG PHƯƠNG |